Sâm Tiến Vua thường được gọi Sâm Bố Chính, tên khoa học là Abelmoschus sagittifolium, được phát hiện đầu tiên ở Châu Bố Chính (nay là vùng Bố Trạch, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cách đây khoảng 300 năm trước (cuối thời Tây sơn đầu thời nhà Nguyễn), giống sâm quý này có tên gọi theo địa danh đã phát hiện là Sâm Bố Chính. Đây là một trong những sản vật của người dân vùng châu Bố Chính ngày xưa cung tiến vua triều đình Nguyễn (nên cũng được gọi là Sâm Tiến Vua). Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết: “Bình sâm tức nhân sâm Nam, sản xuất ở núi Thành Thang huyện Minh Chính, có lệ tiến”. Sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục cũng nhắc đến Sâm Tiến Vua hàng năm được cung tiến vua cùng với các loại sản vật khác.
Sâm Bố Chính là một trong những cây thuốc nam có giá trị, sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Nhiều thầy thuốc có tiếng từ những thế kỷ trước như Hải Thượng Lãn Ông đã sử dụng cây sâm trong điều trị các bệnh suy nhược cơ thể, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, Sâm Bố Chính được sử dụng trong thức ăn hàng ngày như một thực phấm quý, cao cấp tại các nhà hàng, quán ăn sang trọng.
Sâm Bố Chính là một thực phẩm tốt phù hợp sử dụng sâm thường xuyên để tăng sức đề kháng, bồi bổ rất tốt cho cơ thể. Sâm Bố Chính có đặc điểm nhận dạng như sau: - Lá cây Sâm Bố Chính hình trái xoan, cuối phiến lá hình tim hoặc hình mũi tên đầu phiến lá không nhọn. - Càng về phía ngọn, lá cây càng có kích thước nhỏ. Trên mặt lá có lông đơn. - Hoa cây Sâm Bố Chính to, có đường kính tới 8cm, màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc từ kẽ lá. Cuống hoa có chiều dài khoảng 5 – 8cm, có lông cứng, phồng lên ở đầu. - Đài hoa hình túi dài 12 – 14mm, có lông tua tủa và vài răng nhỏ. Đài hoa rách ra và rụng xuống để lộ hoa 5 cánh dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn. - Nhị hoa gắn liền dính vào với nhau, bao phấn phủ đến tận gốc - Quả của cây Sâm Bố Chính hình bầu dục như quả trứng, dài gấp ba lần đài hoa, mặt ngoài có lông. Khi chín, quả tự nứt ra thành 5 mảnh, mặt trong mặt ngoài đều có lông. - Hạt hình quả thận, màu nâu, ngoài mặt thô ráp với những đường vân sát nhau. - Rễ mập, to có hình nhân như củ nhân sâm. |
TƯ LIỆU VỀ SÂM
Sâm Bố Chính là cây bản địa của Việt Nam. Theo Dược điển Việt Nam, trang 1310 có ghi nhận về Sâm Bố Chính (rễ) về công năng, chủ trị của cây Sâm Bố Chính bao gồm: Bổ khí, ích huyết, sinh tân dịch, chỉ khát, chỉ ho, trừ đờm, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.
Sâm Bố Chính là cây bản địa của Việt Nam. Theo Dược điển Việt Nam, trang 1310 có ghi nhận về Sâm Bố Chính (rễ) về công năng, chủ trị của cây Sâm Bố Chính bao gồm: Bổ khí, ích huyết, sinh tân dịch, chỉ khát, chỉ ho, trừ đờm, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản. Từ thời xa xưa cha ông ta đã sử dụng Sâm Bố Chính trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể và kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh. Thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông dùng rễ Sâm Bố Chính phối hợp với các thuốc khác để chữa bệnh ho, sốt nóng, gầy mòn. Theo Đông y, Sâm Bố Chính vị ngọt nhạt, tính bình, vào kinh phế tỳ. Có tác dụng bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm mạnh sức. Trị ho, sốt nóng phổi yếu, táo, khát nước, người gầy còm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bạch đới khí hư. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa. Ngày nay, Sâm Bố Chính được nghiên cứu khoa học và ứng dụng các dược chất quý hiếm của Sâm vào làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Theo nghiên cứu của Giáo sư- Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi: Cây đại thụ giữa rừng thảo dược, trong Sâm Bố Chính có nhiều tinh bột và tới 35- 40% chất nhầy cao nhất trong các loại Sâm trên thế giới (Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, Trương Vinh, Tài liệu học tập dược, tập 1-1961). Một báo cáo của PGS TS Trần Công Luận và các cộng sự được thực hiện vào năm 2001 đã ghi nhận thêm rất nhiều thành phần hóa học có trong rễ cây Sâm Bố Chính
|
Nguồn: samtienvua.com